Thiết lập sự cường thịnh của triều Minh Minh_Thái_Tổ

Khi Nhà Minh mới thành lập, do hậu quả của chính sách cai trị của triều Nguyên và gần 20 năm chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc bị phá hoại nghiêm trọng, đời sống nhân dân rất khốn khổ.

Trước tình hình ấy, mặc dầu từ lâu không còn là đại biểu của giai cấp nông dân nữa, nhưng Chu Nguyên Chương vẫn thông cảm được các nổi khổ của nhân dân đồng thời cũng hiểu rõ sức mạnh của quần chúng. Vì vậy ông nói:

Thiên hạ mới định, tài lực trăm họ còn khó khăn, giống như con chim mới tập bay, không thể nhổ lông nó, như cây mới trồng không thể lay gốc nó mà phải nâng niu nuôi dưỡng.

Quán triệt tư tưởng đó, Minh Thái Tổ đã thi hành những chính sách sau đây[4]:

  • Trả tự do cho những người bị biến thành nô tì trong thời gian loạn lạc, đồng thời cấm cưỡng bức hoặc mua bán dân tự do làm nô tì.
  • Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp như kêu gọi nhân dân khai khẩn đất hoang, cho họ có quyền sở hữu vĩnh viễn và không đánh thuế; kêu gọi dân lưu tán trở về quê quán, cấp cho họ ruộng hoang đồng thời cấp bò cày, nông cụ, thóc giống, lương thực để gíup họ vượt qua những khó khăn ban đầu. Triều đình còn chú ý đến vấn đề thủy lợi, giảm nhẹ thuế khóa, cứu tế cho dân những nơi bị mất mùa.
  • Bỏ những hình phạt tàn khốc thời Nguyên như thích chữ vào mặt, cắt mũi, chặt chân, thiến... đồng thời dùng nguyên tắc khoan hồng trong xét xử.
  • Nghiêm trị những quan lại tham nhũng bằng các cực hình như chém bêu đầu, tùng xẻo, giết cả họ... Nhờ những chính sách nói trên, trong vòng 30 năm đầu đời Minh, kinh tế được khôi phục nhanh chóng và bước đầu phát triển, tình hình chính trị được ổn định, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện.

Cải cách ruộng đất

Vì xuất thân từ một gia đình nông dân, Minh Thái Tổ đã biết được sự khốn khó của nông dân nghèo khi luôn bị bóc lột bởi bọn quan lại và cường hào. Bọn thổ hào địa phương luôn dựa vào mối quan hệ với quan viên triều đình mà chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và hối lộ quan chức để chuyển gánh nặng thuế má sang cho người nghèo. Để ngăn ngừa những việc này, Hồng Vũ hoàng đế đã cho ban hành hai hệ thống để vừa bảo đảm thu nhập của triều đình từ tô thuế ruộng đất và xác nhận rằng nông dân không bị mất đất.

Tuy nhiên, các cải cách đã không diệt được mối đe dọa cho nông dân đến từ bọn tham quan, thay vào đó, sự mở rộng và sự gia tăng uy tín của quan liêu đã được chuyển thành tài sản và sự miễn thuế cho những ai phục vụ trong bộ máy chính quyền. Các quan chức đạt được nhiều đặc quyền hơn và một số trở thành những kẻ cho vay nặng lãi bất hợp pháp và quản lý các sòng bạc. Bằng cách sử dụng quyền lực của mình, quan lại mở rộng điền sản của mình với chi phí là ruộng đất của nông dân thông qua việc mua đứt các khoảnh đất đó hoặc tịch thu đất đai dựa trên thế chấp của nông dân cứ mỗi khi chúng cần thêm đất đai. Nông dân bây giờ phải đi ở thuê hoặc làm lao dịch, hoặc đi tìm việc làm ở nơi khác.

Vào những ngày đầu hình thành chính quyền Nhà Minh vào năm 1357, Minh Thái Tổ đã đặt rất nhiều sự quan tâm của mình vào việc phân phát đất đai cho nông dân. Một cách để thực hiện việc đó là cưỡng ép di dân đến những vùng dân cư thưa thớt hơn, có người còn bị trói vào cây mà mang đi. Các công trình công cộng như hệ thống thủy lợi và đê điều đều được thực hiện để trợ giúp nông dân. Ngoài ra, Hồng Vũ hoàng đế còn cho giảm các loại lao dịch lên nông dân. Năm 1370, nhà vua hạ chiếu cho hai tỉnh An HuyHồ Nam phải giao đất cho nông dân trẻ đã đến tuổi trưởng thành để cày cấy. Chiếu lệnh này là để ngăn chặn địa chủ chiếm đất của nông dân, nó cũng bao gồm việc mảnh đất đó trên danh nghĩa là không thể thuyên chuyển. Vào giữa thời Hồng Vũ, nhà vua thông qua một đạo luật, cho phép những ai đi khai khẩn đất hoang để trồng trọt được giữ lại đất như tài sản mà không phải đóng thuế. Chính sách này được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt và vào năm 1393, đất canh tác tăng đến 8,804,623 khoảnh và 68 mẫu, điều này chưa hề có trong các triều đại trước.

Hồng Vũ hoàng đế còn phát động việc trồng 50 triệu cây cối khắp phụ cận Nam Kinh, sửa sang lại kênh rạch thủy lợi, và cho di dân từ nam lên bắc để bổ sung dân số. Nhà vua đã thành công trong việc gia tăng dân số từ 60 triệu lên đến 100 triệu.

Quân sự

Quang cảnh Vạn Lý Trường Thành ở đoạn Cư Dung quan, được trùng tu dưới thời nhà Minh.

Minh Thái Tổ nhận ra rằng người Mông Cổ vẫn là một mối đe dọa thường trực cho Trung Hoa, dù rằng chúng đã bỏ chạy sau sự sụp đổ của Nhà Nguyên. Nhà vua quyết định đánh giá lại quan điểm chính thống của Nho gia là giai cấp võ nhân luôn phải ở mức độ kém hơn giai cấp văn nhân bắt nguồn từ thời Tống. Minh Thái Tổ cho giữ vững một đội quân hùng mạnh mà vào năm 1384, nhà vua đã tổ chức lại theo hệ thống "vệ sở". Mỗi đơn vị quân sự bao gồm 5,600 người được chia vào 5 sở và 10 binh đoàn. Đến năm 1393, tổng quân số vệ sở đã đạt đến 1,200,000 người. Quân lính được phân phát đất đai để trồng trọt và chức vụ được thế tập. Loại hình vệ sở có thể được truy ngược lại chế độ phủ binh của thời Tùy Đường. Trong khi quân đội Nhà Minh thời kì đầu cực kì thiện chiến, đội quân này đã mất khả năng thực hiện các chiến dịch tấn công sau cái chết của Minh Thành Tổ, cuối cùng quân Minh đã bị quân Mông Cổ đánh bại trong sự biến Thổ Mộc Bảo vào năm 1449 thời Chính Thống của Minh Anh Tông.

Việc huấn luyện quân sự được thực hiện ngay tại địa phương. Vào thời chiến, quân lính được điều động từ khắp nơi trên đế quốc theo lệnh của Binh bộ, còn các chỉ huy thì được chỉ định để dẫn dắt quân lính ra trận. Sau khi kết thúc chiến tranh, quân đội được chia thành nhiều nhóm nhỏ và được điều về địa bàn quận huyện của mình, còn tướng lĩnh thì phải giao lại binh quyền cho triều đình. Việc này nhằm ngăn chặn tướng lĩnh nắm quyền lực quá lớn, khó mà khống chế. Tuy nhiên, nó cũng có hệ quả là quân đội lại nằm dưới sự chỉ huy của một quan viên dân sự chứ không phải một tướng lĩnh quân sự.

Luật pháp

Bộ luật được viết nên dưới thời Hồng Vũ được xem là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của cả thời đại. Bộ Minh sử nói rằng vào những năm 1364 thì chính quyền Minh của Chu Nguyên Chương đã bắt đầu phác thảo một bộ luật pháp. Đây chính là Đại Minh luật (大明律). Nhà vua dành rất nhiều thời gian cho công trình này và huấn thị các thượng thư của mình rằng bộ luật phải thật toàn diện và dễ hiểu, tránh cho quan lại khai thác các lỗ hổng bằng cách cố ý hiểu sai nghĩa. Đại Minh luật đặt trọng tâm vào các mối quan hệ trong gia đình. Bộ luật cũng là một sự cải thiện to lớn so với luật pháp thời Đường Sơ về các vấn đề nô lệ. Theo luật pháp Nhà Đường, nô tì bị đối xử như súc vật trong nhà, nếu lỡ có người dân nào giết đi thì người dân ấy không phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Còn Đại Minh luật bảo vệ cả người dân và nô tì.

Kinh tế-xã hội

Được các quan chức học giả ủng hộ, ông chấp nhận quan điểm của Khổng giáo rằng các thương nhân chỉ là ký sinh. Ông cảm thấy rằng nông nghiệp nên là nguồn của cải của đất nước và thương mại là bất minh. Do đó, hệ thống kinh tế nhà Minh nhấn mạnh nông nghiệp, không giống như hệ thống kinh tế của nhà Tống, luôn dựa vào thương nhân để kiếm tiền. Hồng Vũ đế cũng hỗ trợ việc tạo ra các cộng đồng nông nghiệp tự hỗ trợ.

Tuy nhiên, định kiến ​​của ông đối với các thương nhân không làm giảm số lượng thương nhân. Ngược lại, thương mại tăng đáng kể trong thời Hồng Vũ vì sự phát triển của ngành công nghiệp trên toàn đế quốc. Sự tăng trưởng trong thương mại này một phần là do điều kiện đất đai kém và dân số ở một số khu vực nhất định, khiến nhiều người phải rời bỏ nhà cửa và tìm kiếm vận may trong thương mại. Một cuốn sách có tựa đề Tu Pien Hsin Shu, được viết dưới thời nhà Minh, đã mô tả chi tiết về các hoạt động của các thương nhân thời đó.

Mặc dù thời Hồng Vũ Nhà Minh đã bắt đầu sử dụng tiền giấy, việc phát triển tiền giấy bị bóp nghẹt khi chưa bắt đầu. Do không hiểu về lạm phát, Minh Thái Tổ đã phát hành ra rất nhiều tiền giấy như những phần thưởng và vào năm 1425, triều đình phải cho thu hồi tiền giấy và áp dụng lại tiền đồng vì tiền giấy đã bị tụt giá chỉ còn 1/70 giá trị ban đầu.

Trong suốt thời Hồng Vũ, Nhà Minh sơ được đặc trưng bởi sự gia tăng dân số đều đặn và đáng kể, phần nhiều là do sự gia tăng lương thực nhờ vào những cải cách nông nghiệp của hoàng đế. Thời Minh mạt, dân số đã tăng tới 50%. Việc này được thúc đẩy bởi những cải tiến quan trọng trong kỹ thuật nông nghiệp, nhờ vào một nhà nước vốn chuyên về nông canh lên nắm quyền vào giữa lúc có một cuộc khởi nghĩa nông dân thân Nho giáo. Trong suốt thời cai trị của nhà vua, mức sống của người dân đã được cải thiện đáng kể.

Chống nạn tham ô

Sau khi Chu Nguyên Chương lập nên Nhà Minh, ông đã thực hiện chiến dịch “bàn tay sắt”, triệt để chống nạn tham ô. Cách ông trừng phạt kẻ tham quan ô lại cũng vô cùng tàn nhẫn.

Chu Nguyên Chương từng cảnh cáo các quan lại dưới triều của mình rằng:

“Trước đây, khi còn sống trong dân gian, trẫm đã nhìn thấy phần lớn các quan lại ở Châu huyện không yêu dân, chỉ tham tài háo sắc, ngày ngày chím đắm trong men say, không được tích sự gì, dân thường vì thế khổ sở lầm than. Nhìn thấy cảnh đó mà không thể làm gì được, trong lòng trẫm rất hận. Nay, trẫm phải ban lệnh thật nghiêm, phàm là quan lại tham ô, bóc lột bách tính, trẫm sẽ trừng trị không tha”.

Thứ nhất, ông đưa ra quy định, cứ tham ô 10 lượng bạc thì phải chịu thụ hình phạt. Tham ô từ 60 lượng bạc trở lên thì người đó đã mắc đại tội. 60 lượng bạc trước đây tương đương với 12 ngàn tệ (khoảng 39 triệu VNĐ) hiện nay. Nhiều người thắc mắc liệu khoản tiền này có đủ để quy thành tội tham ô hay không? Nhưng hoàng đế triều Minh thì đã định nó vào đại tội.

Thứ hai, Chu Nguyên Chương áp dụng những hình phạt rất tàn khốc. Kẻ tham nhũng nhẹ thì bị lưu đày, sung quân, nặng thì bị tử hình, nặng hơn nữa thì bị rút gân lột da, biến tên tội phạm thành bù nhìn đặt ở công trường. Bao nhiêu người phạm tội thì có bấy nhiêu người chịu hình phạt.

Thứ ba, Chu Nguyên Chương còn cho phép dân chúng tố cáo quan tham. Luật pháp triều Minh quy định, người nào bị phát hiện tham nhũng sẽ lập tức bị đưa đến nha phủ hoặc áp giải trực tiếp lên kinh thành để chém đầu thị chúng. Hình phạt quả thực rất nghiêm. Trong suốt 276 năm của triều Nhà Minh, số tham quan bị giết do tham ô đã lên đến 150 ngàn người. Con số đó quả thực rất khủng khiếp, giống như thể các quan viên của Nhà Minh đều bị xử tử hết vậy.

Chính sách tôn giáo

Đối với Nho giáo

Được sự hỗ trợ bởi các Nho sĩ, Minh Thái Tổ chấp nhận ý kiến của giới Nho sĩ rằng thương nhân chỉ giống như bọn ăn bám. Nhà vua tin rằng nông nghiệp mới là nguồn thu nhập chính của quốc gia, trong khi thương nghiệp chỉ dành cho bọn ti tiện. Như một hệ quả, nên kinh tế của Nhà Minh đặt trọng tâm vào nông nghiệp, trái ngược với hệ thống kinh tế của Nhà Tống, những người đi trước người Mông Cổ và chú trọng vào thương nhân và buôn bán để gia tăng thu nhập cho quốc gia. Minh Thái Tổ còn duy trì việc thành lập các cộng đồng nông nghiệp tự cung tự cấp.

Tuy nhiên, định kiến của nhà vua đối với thương nghiệp không làm giảm số lượng thương nhân. Trái lại, số lượng thương nhân tăng vọt trong suốt thời Hồng Vũ cùng với sự phát triển về công nghiệp trên khắp đế quốc. Sự gia tăng trong buôn bán một phần là do điều kiện đất đai cằn cỗi và sự quá tải dân số ở một vài vùng đã buộc người dân phải tìm kiếm vận may trong buôn bán.

Đối với Hồi giáo

Nhà thờ Hồi giáo Tịnh Giác ở Nam Kinh được xây dựng theo sắc lệnh của Minh Thái Tổ

Minh Thái Tổ đã hạ chiếu cho xây dựng một số nhà thờ Hồi giáoNam Kinh, Vân Nam, Quảng ĐôngPhúc Kiến, và cho khắc những lời ca tụng nhà tiên tri Muhammed trong các nhà thờ. Nhà vua cho xây lại Tịnh Giác tự (净觉寺) ở Nam Kinh và một lượng lớn người Hồi chuyển vào thành phố trong thời Hồng Vũ.

Phụ nữ và đàn ông Hồi giáo Mông Cổ và Trung Á được luật pháp nhà Minh cho phép kết hôn với người Hán sau khi Minh Thái Tổ thông qua luật này tại Điều 122[5][6][7].

Một số tư liệu cho thấy Minh Thái Tổ giữ mối quan hệ thân cận với người Hồi giáo, và có khoảng 10 vị tướng dưới trướng nhà vua là người Hồi giáo, trong đó có Lam Ngọc, Mộc Anh, Hồ Đại Hải,....Hoàng đế còn cho viết một bài văn 100 chữ ca ngợi đạo Hồi, thánh Allah và nhà tiên tri Muhammed.

Chính sách ngoại giao

Minh Thái Tổ là người không thích xen vào việc nội bộ của quốc gia khác và phản đối dùng quân sự đối với các nước láng giềng. Ngay từ năm 1369, vua Trần Dụ Tông của nước Đại Việt (Minh thực lục ghi là Trần Nhật Khuê) đã sai sứ sang triều cống Minh Thái Tổ, trở thành vua lân bang đầu tiên cử sứ sang triều cống nhà Minh.[8] Minh Thái Tổ từ chối can thiệp vào Chămpa khi Đại Việt liên tục phát động chiến tranh với người Chăm, chỉ thể hiện một sự trách cứ và không ủng hộ hành động đó với người Việt. Tuy nhiên, khi vua Trần Duệ Tông bị tử trận trong lúc thân chinh đi đánh Chămpa năm 1377, Minh Thái Tổ từng muốn nhân cơ hội ấy để xâm lăng Đại Việt[9], mặc dù sau khi nghe thái sư Lý Thiện Trường khuyên can, ông đã bỏ ý định ấy.

Ông đặc biệt căn dặn các hoàng đế tương lai chỉ nên phòng thủ trước các bộ tộc phương bắc, không nên thực hiện việc tấn công nhằm mở rộng bờ cõi và tìm kiếm vinh quang. Trong Hoàng Minh Tổ Huấn viết vào năm 1395, Minh Thái Tổ viết rõ rằng các vua kế vị Nhà Minh không nên cậy giàu mạnh mà tham chiến công, dấy binh tấn công các quốc gia láng giềng. Minh Thái Tổ khuyên rằng không nên tấn công Nhung Địch ở phía bắc mà chỉ nên tập trung vào việc phòng thủ:

“ … Những nước Tứ Di đều núi ngăn biển cách, lánh tại một góc, lấy được đất họ không đủ để cung cấp, thu được dân họ không đủ để sai khiến. Nếu họ không tự biết suy xét mà đến gây nhiễu biên giới thượng quốc thì đấy là điều không may. Nhưng bên ấy không làm hại Trung Quốc mà ta lại dấy binh đi đánh họ thì cũng là điều không may vậy. Trẫm sợ con cháu đời sau cậy vào sự giàu mạnh mà tham chiến công một thời, vô cớ dấy binh dẫn đến tổn hại mạng người, hãy nhớ kĩ là không được làm như vậy! Nhưng người Hồ - Nhung kề biên giới phía tây bắc, liền tiếp lẫn nhau, nhiều đời tranh chiến, thì phải chọn tướng rèn binh, lúc nào cũng nên phòng giữ cẩn thận. Nay đề tên những nước Di không được đánh, xếp đặt ở sau đây: Phía đông bắc: Nước Triều Tiên. Phía chính đông lệch bắc: Nước Nhật Bản. Phía chính nam lệch đông: Nước Đại Lưu Cầu [Okinawa], Nước Tiểu Lưu Cầu [thuộc Okinawa]. Phía tây nam: Nước An Nam [Đại Việt], Nước Chân Lạp [Khmer], Nước Xiêm La [Sukhotai], Nước Chiêm Thành, Nước Tô Môn Đáp Lạt [Sumatra], Nước Tây Dương, Nước Trảo Oa [Java], Nước Bồn Hanh, Nước Bạch Hoa, Nước Tam Phật Tề [Srivijaya], Nước Bột Nê [Borneo]”

Thế nhưng Minh Thái Tổ có những phản ứng rất gay gắt đối với những kẻ cố gắng đe dọa Trung Hoa. Bên cạnh việc thường xuyên Bắc tiến, nơi mà lực lượng quân đội của nhà Bắc Nguyên vẫn luôn thường trực, ông còn từng cho sứ thần đến Nhật Bản với lời cảnh cáo rằng quân đội của ông sẽ "bắt và diệt sạch bọn cướp các ngươi, tiến thẳng đến nước các ngươi và trói vua của các ngươi lại"[10], do việc đánh phá liên tục của bọn cướp biển Oa Khấu Nhật Bản ở bờ biển Hoa Đông[11][12]. Mạc phủ Ashikaga táo tợn trả lời "Đế quốc vĩ đại của ngài có thể xâm chiếm Nhật Bản, nhưng nhà nước nhỏ bé của chúng ta không thiếu chiến lược để tự bảo vệ mình."[13]. Từ đó, Minh Thái Tổ áp đặt nhiều chính sách cấm vận giao thương với Nhật Bản, gọi là "hải cấm". Ngoại thương tư nhân đã bị trừng phạt bằng cái chết, với gia đình và hàng xóm bị lưu đày; tàu, bến cảng và nhà máy đóng tàu bị phá hủy, và các cảng bị phá hoại. Mục đích của kế hoạch dường như là tận dụng nhu cầu cao của người Nhật đối với hàng hóa Trung Quốc để buộc họ phải tuân theo. Kế hoạch này đã mâu thuẫn với truyền thống Trung Quốc và cực kỳ phản tác dụng khi nó gắn chặt các nguồn lực. Ví dụ, 74 đồn bốt ven biển phải được thành lập từ Quảng Châu đến Sơn Đông, mặc dù chúng thường được quản lý bởi các băng đảng địa phương. Các biện pháp của Thái Tổ đã giới hạn biên lai thuế, bần cùng hóa, dẫn đến kích động cả người Trung Quốc và Nhật Bản ven biển chống lại triều đình, và thực sự gia tăng nạn cướp biển[12] . Nạn cướp biển chỉ giảm xuống mức không đáng kể vào thời điểm bãi bỏ vào năm 1568[12]. Bất chấp sự ngờ vực sâu sắc, trong Hoàng Minh Tổ Huấn, ông đã liệt kê Nhật Bản cùng với 14 quốc gia khác là "các quốc gia ngang ngược mà các chiến dịch quân sự sẽ không được phát động", và khuyên con cháu của mình nên duy trì hòa bình với quốc gia này[14].

Theo Minh sử, được biên soạn từ đầu triều đại nhà Thanh, mô tả cách Minh Thái Tổ gặp một thương nhân được cho là của Fulin (拂菻; Đế quốc Byzantinechâu Âu) có tên là "Nieh-ku-lun" (捏古倫). Vào tháng 9 năm 1371, ông gửi người đàn ông này trở về quê hương của mình, đem theo một lá thư thông báo về việc thành lập triều đại nhà Minh cho vua của nước ông ta (tức là Ioannes V Palaiologos)[15][16][17]. Người ta suy đoán rằng thương gia ấy thực sự là một cựu giám mục của Khanbaliq (Bắc Kinh) có tên là Nicolaus de Bentra, được Giáo hoàng Gioan XXII gửi đến để thay thế Đức Tổng Giám mục John của Montecorvino vào năm 1333[15][18] . Minh sử tiếp tục giải thích rằng các liên hệ giữa Trung Quốc và Fulin đã chấm dứt sau thời điểm này, và các nhà ngoại giao của vùng biển Địa Trung Hải đã không xuất hiện ở Trung Quốc nữa cho đến thế kỷ XVI, với sự xuất hiện của nhà truyền giáo Dòng Tên người Ý Matteo Ricci[15].

Giáo dục

Minh Thái Tổ đã cố gắng loại bỏ Mạnh Tử ra khỏi Đền Khổng Tử vì một số phần trong tác phẩm của ông bị coi là có hại. Chúng bao gồm "người dân là yếu tố quan trọng nhất trong một quốc gia, tinh thần của đất đai và ngũ cốc là kế tiếp, chủ quyền là ít quan trọng nhất" (Mengzi, Jin Xin II), cũng như, "khi hoàng tử liên quan đến các thượng thư như mặt đất hay cỏ, họ coi ông ta như một tên cướp và một kẻ thù "(Mengzi, Li Lou II). Nỗ lực thất bại do sự phản đối từ các quan lại quan trọng, đặc biệt là Đàm Đường (錢唐), Thượng thư Bộ Tư pháp[19]. Cuối cùng, hoàng đế đã tổ chức việc biên soạn sách Mạnh Tử rút gọn (孟子節文) trong đó 85 dòng đã bị xóa. Ngoài những điều được đề cập ở trên, các câu bị bỏ qua còn bao gồm những câu mô tả các quy tắc quản trị, thúc đẩy lòng nhân từ và những lời phê phán liên quan đến Trụ Vương[20].

Tại Quốc tử giám, luật pháp, toán học, thư pháp, môn cưỡi ngựa và bắn cung đã được Thái Tổ nhấn mạnh bên cạnh kinh điển Nho giáo và cũng được yêu cầu trong các kỳ khoa cử của triều đình[21][22][23][24][25]. Bắn cung và cưỡi ngựa đã được Thái Tổ bổ sung vào kỳ thi năm 1370, tương tự như cách bắn cung và cưỡi ngựa được yêu cầu đối với những người không phải quan võ tại Trường Chiến tranh (武舉) vào năm 1162 bởi Tống Hiếu Tông[26]. Khu vực xung quanh Cổng Meridian của Nam Kinh được sử dụng để luyện bắn cung bởi các lính canh và tướng lĩnh dưới trướng Minh Thái Tổ[27]. Một đội quân kỵ binh được mô phỏng theo quân đội nhà Nguyên được thực hiện bởi các vua Minh Thái Tổ và Minh Thành Tổ[28]. Quân đội và quan lại của Thái Tổ hợp nhất với Mông Cổ[29].

Cưỡi ngựa và bắn cung là những trò tiêu khiển yêu thích của He Suonan, người phục vụ trong quân đội nhà Nguyên và nhà Minh dưới thời Hồng Vũ[30]. Tháp bắn cung được xây dựng bởi Minh Anh Tông tại Tử Cấm Thành và tháp bắn cung được xây dựng trên các bức tường thành phố của Xi'an đã được Hồng Vũ dựng lên[31][32].

Minh Thái Tổ cũng đã viết các bài tiểu luận được đăng ở mọi ngôi làng trên khắp Trung Quốc để cảnh báo người dân nên lưu ý cách cư xử nếu không muốn phải đối mặt với những hậu quả khủng khiếp. Các tác phẩm của Thái Tổ trong thập niên 1380 bao gồm "Những cảnh báo lớn" hoặc "Những dự đoán lớn" và "Những chấn thương tổ tiên". Ông đã viết sáu phương châm (六諭[33], 聖諭六言[34][35][36][37][38]) đã truyền cảm hứng cho Sắc lệnh thiêng liêng của hoàng đế Khang Hy sau này[39][40][41].

Khoảng năm 1384, Minh Thái Tổ đã ra lệnh dịch và biên soạn các bảng thiên văn Hồi giáo của Trung Quốc, một nhiệm vụ được thực hiện bởi các học giả Mashayihei, một nhà thiên văn học Hồi giáo, và Wu Bozong, một quan chức học giả Trung Quốc. Những chiếc bàn này được biết đến với cái tên Huihui Lifa (Hệ thống thiên văn học lịch sử Hồi giáo), được xuất bản ở Trung Quốc một số lần cho đến đầu thế kỷ 18[42].

Quan chế

Bài chi tiết: Quan chế nhà Minh

Để cho vương triều Minh của họ Chu kế tục lâu dài, Minh Thái Tổ trước mắt tăng cường chế độ trung ương tập quyền. Năm Hồng Vũ thứ 9 (1376) bãi bỏ Hành trung thư tỉnh, thiết lập Bố chính sứ ty, Đề hình Án át sứ ty, Đô chỉ huy sứ ty phân ra để quản lý hành chính tư pháp, quân sự. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380) hủy bỏ chức Trung thư tỉnh ở trung ương, bãi bỏ chế độ Tể tướng, phân quyền cho sáu bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Thiết lập Đô sát viện giám sát trăm quan, lập Cẩm y vệ là những cơ cấu đặc vụ có nhiệm vụ khống chế thần dân. nhưng sau tể tướng Hồ Duy Dung làm phản, ông ban lệnh hành quyết, đồng thời bãi bỏ chức Tể tướng Trung Quốc, ông cho rằng tể tướng có quyền lực gần bằng hoàng đế, nên có thể tạo phản bất cứ lúc nào.

Thái Tổ đã cố gắng và khá thành công trong việc tập trung quyền lực, kiểm soát hết mọi mặt của triều đình để không có đảng phái nào đủ mạnh để lật đổ ông. Ông còn cho củng cố sức mạnh phòng thủ chống lại người Mông Cổ và ngày càng tăng cường thu thập quyền lực vào trong tay. Nhà vua cho bỏ chức vụ tể tướng là vị trí đầu não trong triều đình đã có từ ngàn năm bằng cách vu cho tể tướng của mình mưu phản. Bằng cách bãi bỏ chức vụ tể tướng và thu hết quyền lực của triều đình vào trong tay một mình nguyên thủ, Hồng Vũ hoàng đế đã bỏ đi tấm lá chắn cuối cùng có thể chống lại những hoàng đế vô năng đời sau. Trong lịch sử, quân chủ Nhà Minh là kém nhất, không hôn (Minh Thế Tông, Minh Thần Tông) thì bạo (Minh Thành Tổ), giỏi lắm cũng được cho là bình thường (Minh Tuyên Tông, Minh Hiếu Tông), còn lại là bọn lười biếng ham chơi (Minh Hiến Tông, Minh Vũ Tông), đến lúc có người muốn làm việc thì khí số đã hết (Minh Tư Tông)[43].

Tuy nhiên, Thái Tổ không thể nào điều hành cả một đế quốc Đại Minh rộng lớn chỉ bằng sức lực bản thân, vì thế ông phải thành lập thêm chế độ Đại học sĩ. Chế độ gần giống với nội các này từng bước thay thế quyền lực của chức vụ tể tướng đã bị bãi bỏ và dần dần trở nên có quyền thế không khác gì chế độ tể tướng. Nhìn vẻ bề ngoài không có thực quyền, các vị Đại học sĩ có thể có một số ảnh hưởng tác động tích cực lên ngai vàng. Bởi vì uy tín và niềm tin mà cộng đồng dành cho họ, các Đại học sĩ có thể hành động như cầu nối trung gian giữa hoàng đế và quan viên các bộ, vì thế tạo nên một lực lượng hòa giải trong triều.

Dưới thời Hồng Vũ, hệ thống quan liêu của người Mông Cổ thống trị Nhà Nguyên bị thay thế bằng các quan viên người Hán. Hồng Vũ hoàng đế đã cho cải tiến lại hệ thống khoa cử để tuyển dụng quan chức dựa trên các mô hình đạo đức Nho giáo và tài năng văn chương. Các ứng cử viên cho các chức vụ quản lý dân sự và chức vụ sĩ quan quản lý quân đội đều buộc phải thông qua kỳ thi sát hạch của triều đình, dựa trên các yêu cầu của Tứ thư Ngũ Kinh. Hệ thống quan liêu Nho giáo này, vốn bị gạt ra ngoài chính quyền vào thời Nguyên, nay đã được khôi phục lại vị thế của mình trong chính quyền.

Minh Thái Tổ cũng rất chú ý đến vai trò của hoạn quan trong việc sụp đổ của các triều đại trước. Ông cho giảm mạnh số lượng hoạn quan, cấm tiệt việc hoạn quan xử lý tấu chương, nhấn mạnh rằng hoạn quan phải mù chữ và cho chém hết những hoạn quan dám có lời bàn về việc triều chính. Nhà vua có ác cảm rất mạnh với hoạn quan, tổng kết bằng câu nói ghi trên bảng sắt: "Hoạn quan không được can chính, kẻ phạm vào thì giết không tha". Tuy nhiên ác cảm này không được truyền lại cho những hoàng đế đời sau, khi việc hai vị hoàng đế Hồng Vũ và Kiến Văn đối xử tệ bạc với hoạn quan đã giúp cho Minh Thành Tổ thành công trong việc cướp ngôi nhờ các hoạn quan và Vĩnh Lạc đã sử dụng hoạn quan như là cơ sở quyền lực của mình. Minh Thái Tổ còn không chấp thuận việc cho họ hàng bên vợ của mình vào triều làm quan, chính sách này được giữ vững vào các triều đại tiếp theo.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Minh_Thái_Tổ //nla.gov.au/anbd.aut-an36600399 http://history.people.com.cn/n/2013/0304/c198445-2... http://en.dpm.org.cn/EXPLORE/ming-qing/ http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://www.fordham.edu/halsall/eastasia/romchin1.h... http://hua.umf.maine.edu/China/HistoricBeijing/For... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12232305f http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12232305f http://www.idref.fr/031025307 http://id.loc.gov/authorities/names/n80056911